Phải có xác nhận của doanh nghiệp cũ mới được trợ cấp thất nghiệp?

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là cách duy nhất để người lao động nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Và sắp tới, người lao động còn phải bổ sung xác nhận của doanh nghiệp cũ vào bộ hồ sơ này?

Bổ sung xác nhận của doanh nghiệp vào hồ sơ đề nghị hưởng TCTN

Trước đây, theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động như hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc, quyết định thôi việc, sa thải, kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, khi Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP có hiệu lực, người lao động sẽ phải bổ sung thêm một số giấy tờ như:

- Xác nhận của người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động, trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động, thời điểm và lý do mất việc làm.

- Trường hợp không có bất cứ văn bản nào của người sử dụng lao động xác nhận việc chấm dứt hợp đồng thì phải có đề nghị chấm dứt hợp đồng có xác nhận của công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp, trong đó xác định thời điểm và lý do chấm dứt hợp đồng.

Phải có xác nhận của doanh nghiệp cũ mới được trợ cấp thất nghiệp?

Không có nhu cầu hưởng cũng phải nộp đơn đề nghị

Việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn không có gì thay đổi so với trước đây. Trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp.

Tuy nhiên, điểm nổi bật đáng chú ý khác ở Dự thảo này ngoài quy định nêu trên là việc bổ sung khoản 2a của Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.

Theo đó, trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị hưởng, nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ.

Quy định này nhằm dự phòng trường hợp người lao động có thay đổi về nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đã tìm được việc ngay sau khi nộp hồ sơ.

Dự thảo Nghị định này đang trong thời gian chờ thông qua.
(Nguồn. Luatvietnam)

Sài Gòn Tâm Điểm là chuyên gia trong lập trình ứng dụng có trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý tài chính kế toán trong doanh nghiệp và phát triển phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự tính lương, phần mềm chấm công, gia công phần mềm theo yêu cầu khách hàng...

Hiện tại đang có hàng trăm khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng sản phẩm và dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin từ Sài Gòn Tâm Điểm, khẳng định uy tín và khả năng triển khai, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Hãy tham khảo thêm những gì chúng tôi đã làm, đừng ngần ngại liên lạc để nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn!

Chân thành cảm ơn quý khách đã quan tâm tới giải pháp của Sài Gòn Tâm Điểm!


CÔNG TY TNHH TIN HỌC VÀ PHẦN MỀM SÀI GÒN TÂM ĐIỂM

Địa chỉ: 21 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: +84.028.393 494 79 - (Ext:107)

Fax: +84.028.393 494 78

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảo hiểm xã hội 1 lần 2019: Chi tiết cách tính và mức hưởng

Hướng dẫn tham gia BHXH cho người nước ngoài tại Việt Nam

Nhận lương hưu hằng tháng hay nhận BHXH 1 lần lợi hơn?